Trải qua lịch sử mấy ngàn năm hình thành và phát triển, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều nhà chính trị, văn hóa, quân sự … tài ba lỗi lạc, có công với nước với dân. Tên tuổi của các vị ấy gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc như Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi,… Trong số họ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nổi lên là một vị tướng tài hoa đức độ, một thiên tài quân sự, tên tuổi của ông gắn liền với 3 cuộc chiến công đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông (cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14). Trong chiến thắng Bạch Đằng (1288), ông đã được nhân dân thần thánh hóa với cách gọi đầy tôn kính “Đức Thánh Trần”. Nhằm tưởng nhớ những công lao đóng góp của ông người dân lập đền thờ ông tại nhiều nơi trên khắp cả nước. Qua bao năm tháng khám thờ Đức Thánh Trần đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt.
Thờ Đức Thánh Trần tại gia có ý nghĩa như thế nào trong tâm thức của người Việt
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần trong văn hóa Việt
Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn hay Trần Hưng Đạo (1228 – 1300) là một trong những anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhà chính trị, quân sự tài ba lỗi lạc, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê ở Tức Mặc, Mỹ Lộc, Hà Nam Ninh (nay là Nam Định).

Sau khi Ông mất, việc tôn vinh và thờ phụng Trần Hưng Đạo đã trở thành đạo lý sống, một hình thức tín ngưỡng trong văn hóa tâm linh của nhân dân ta. Hưng Đạo Vương là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc, được muôn đời ngợi ca bởi tấm gương trung hiếu, khí phách kiên cường, tài năng quân sự và tấm lòng tín nghĩa. Việc Trần Quốc Tuấn được “thánh hóa” là hiện tượng hợp với tâm thức và ước nguyện của người dân Việt: Là thần thánh hóa người có công nước với dân, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi. Ngày nay người Việt thường không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi ông với các danh xưng tôn kính như là Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần – Đức Thánh Cha.
Hưng Đạo Vương là biểu tượng bất diệt của bản trường ca về chủ nghĩa yêu nước, yêu dân tộc; là hình mẫu về sự hy sinh, cống hiến không biết mỏi mệt vì nhân dân, vì đất nước. Việc thờ tượng Đức Thánh Trần chính là tuân thủ quy luật “sinh vi tướng, tử vi thần” trong văn hóa Việt, có giá trị to lớn trong việc giáo dục nhân cách và đạo lý làm người. Bên cạnh đó thờ Đức Thánh Trần còn có ý nghĩa sâu sắc về giáo dục, vun bồi lòng yêu quê hương, đất nước và bài học về ý thức tự lực tự cường. xây dựng bảo vệ đất nước. Việc thờ phụng Đức Thánh Cha cũng góp phần nâng cao nhận thức của con người về bài học lịch sử sâu sắc lấy dân làm gốc: “Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước” do chính ông truyền lại cho các thế hệ sau này.
Ý nghĩa của việc thờ Đức Thánh Trần tại gia
Ngày nay ngoài các đền miếu di tích thờ Đức Thánh Trần, nhiều người tôn sùng còn thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia.
Tượng Trần Quốc Tuấn đặc biệt tượng Trần Quốc Tuấn bằng gỗ rất có hiệu quả trong việc trấn trạch, xua đuổi tà ma, vận khí xấu xâm nhập theo quan niệm của dân gian xưa. Cũng chính bởi vì thế mà người đời thường thờ tượng Đức Thánh Trần trong nhà, phòng làm việc, cơ quan, cửa hàng, … với mục đích xua đuổi khí xấu, mong muốn cuộc sống cũng như công việc gặp nhiều thuận lợi, may mắn, đất cát, gia trạch được tốt đẹp, đồng thời tránh được những khí xấu, vận hạn, tà ma, bệnh tật quấy nhiễu gia đình…
Bên cạnh đó nhiều người còn thờ Đức Thánh Trần tại gia với mong muốn gặp nhiều may mắn về đường công danh, tài lộc.
Những người kinh doanh buôn bán thờ Đức Thánh Trần tại gia Ngài sẽ giúp cho công việc kinh doanh có lãi, có cơ hội thăng tiến về mặt tài lộc.
Những người làm việc liên quan đến chính trị, luật sự, giữ vị trí quan trọng thờ tượng danh nhân Đức Thánh Trần tại gia sẽ giúp tăng thêm uy quyền, khiến người khác kính nể và thuận lợi trong công việc, sự thăng tiến. Đồng thời, cũng tránh được kẻ tiểu nhân hãm hại, rèm pha.
Đặc biệt hơn nữa, khi thờ Đức Thánh Trần tại gia con cháu trong nhà sẽ noi theo những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của ông tu chí làm ăn học tập để trở thành những người tài đức vẹn toàn.
Hướng dẫn cách thờ Đức Thánh Trần tại gia đúng chuẩn chỉnh nhất
Khi thờ Đức Thánh Trần tại gia, gia chủ nên lưu ý những điều sau để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ bất kính với Ngài và giúp cho việc thờ phụng được viên mãn, trọn vẹn nhất.
Đầu tiên gia chủ cần tìm một địa chỉ uy tín để thỉnh tượng Đức Thánh Trần về thờ. Đối với những bức tượng thờ gia chủ nên chọn những bức tượng đồng, bởi đồng trong phong thủy được xem là thứ kim loại đại cát đại lợi với vẻ đẹp bền bóng vĩnh cửu với thời gian càng sử dụng lâu càng có giá trị. Khi thỉnh tượng Đức Thánh Trần về gia chủ cần thực hiện lễ khai quang điểm nhãn cho tượng, để việc thờ cúng thêm phần linh thiêng và ý nghĩa. Vì cùng là tượng danh nhân nên gia chủ có thể tham khảo bài viết: Cách khai quang tượng Quan Công để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Tiếp theo, về vị trí đặt bàn thờ Đức Thánh Trần phải đặt ở những nơi trang nghiêm trong nhà. Không nên đặt ở những nơi ồn ào và đông đúc, hay những nơi thiếu trang trọng như phòng ngủ, bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi góc tối bụi bẩn trong nhà,…
Bên cạnh đó gia chủ cũng có thể đặt tượng Đức Thánh Trần ở trên bàn, đôn gỗ gần cửa ra vào hoặc gần bàn làm việc. Mặt khác, nên đặt mặt tượng Trần Quốc Tuấn bằng gỗ hướng ra phía cửa vì như vậy mới đem đến hiệu quả cao nhất về mặt phong thủy.
Cách bài trí tượng Đức Thánh Trần
Đức Thánh Trần là vị thánh bảo vệ con người, xua đuổi tà ma, mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc, phú quý. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng không phải cứ mua và đặt tượng thờ cúng là được. Thay vào đó, để mang lại hiệu quả linh ứng, gia chủ cần đảm bảo các nguyên tắc bất di bất dịch trong việc thờ cúng để thể hiện sự tôn kính lên bậc thần thánh bề trên:
- Đặt tượng ở những nơi yên tĩnh, không gian thoáng mát. Tránh nơi đông đúc, nhiều người qua lại, ồn ào như nhà hàng, quán ăn…
- Bài trí tượng ở không gian tôn nghiêm, trung tâm của công trình. Không để gần nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng bếp hay phòng ngủ, đặc biệt là những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sách, bụi bẩn, trong góc tối.
- Những địa điểm phù hợp để đặt tượng Đức Thánh Trần là nhà riêng, công viên, văn phòng làm việc. Nên chọn vị trí đẹp như trên bàn làm việc, đôn gần cửa ra vào và hướng Ngài nhìn ra phía cửa chính để tăng hiệu quả phong thủy.
- Đặt tượng ở những nơi cao tối thiểu là 1 mét so với mặt đất. Tuyệt đối không được đặt trực tiếp lên sàn nhà, mặt đất.
- Trước khi thờ cúng tượng, cần làm nghi thức thỉnh, rước Đức Thánh về Nhà vào ngày, giờ đẹp. Đồng thời tẩy rửa bằng nước gừng để khai quang điểm nhãn, giúp tượng linh ứng, mang lại tác dụng phù hộ, bảo vệ, xua đuổi tà ma, bệnh tật tốt.
Thông số sản phẩm:
Chất liệu được tin dùng:
- Gỗ Gụ, Gỗ Hương, Gỗ mít, Gỗ dổi.
- Tượng thổ.
Kích thước phong thủy: Liên hệ để được tư vấn
Màu sắc: Sơn son thếp vàng/bạc.
- Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã và chế độ bảo hành.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Đồ thờ Nguyễn Tuấn đã giúp quý gia chủ có thêm những kinh nghiệm trong việc lựa chọn tượng cũng như cách thờ Đức Thánh Trần tại gia đúng chuẩn.
Từ khóa liên quan: tượng ngũ vị tôn quan, thờ đức thánh trần, tượng ông hoàng bơ, tượng ông hoàng mười, tượng đức ông, tượng đức ông
Nguyễn Linh –
Khám Thờ Đức Thánh Trần | Mẫu tượng đẹp, sản phẩm chất lượng, shop giao nhanh lắm luôn.