Một khám thờ đẹp được xem là một ngôi nhà nhỏ, chứa đựng sự linh thiêng, một tinh thần thánh thiện cao viễn, cũng là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật. Được lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa trưng bày Khám thờ trong không gian gia tiên hiện nay, Khám thờ cũng được nhiều gia chủ tìm kiếm. Khám của những thời kỳ sau có nhiều dạng, có cái rất lớn chạm trổ công phu, với mặt trước không chỉ có một y môn và một bộ cửa, mà đôi khi tạo thế tầng tầng lớp lớp, cũng có khám lại được làm hết sức đơn giản, nhỏ bé, được kết hợp bởi mấy tấm ván trơn sơn màu đỏ.
Khám thờ là gì?
Khám thờ là một đồ thờ cúng có cửa đóng mở. Bên trong đặt Bài vị, chính giữa khám thờ có viết hai chữ Thần Chủ. Trong đó, thờ thần chủ chính là thờ từ 4 đời trở lên gồm: Cao, Tằng, Tổ, Khảo.
Có giả thiết cho rằng, Khám thờ là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Hoa. Khám thờ xuất hiện đầu tiên trong các đền, am thờ. Có thể lấy dẫn chứng là những bộ phận thờ thành hoàng trong những ngôi đình, đến cổ như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Ba Vì – Hà Tây).
Ngày nay, khám thờ vẫn được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, theo sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đơn lẻ đang là xu hướng chung. Vì vậy, nhiều người lập một ban thờ đơn giản hơn, trong đó Ngai thờ có vị trí và ý nghĩa gần tương đồng như Khám thờ. Khám thờ thông dụng nhất là đặt ở ban thờ Thần Tài. Mẫu khám này có kích thước nhỏ gọn hơn, ít họa tiết đặc biệt hơn, về ý nghĩa thì vẫn tương đồng.
Ý nghĩa Khám thờ trong thờ cúng
Khám thờ được coi là thế giới linh thiêng thu nhỏ, nơi hội tụ và trú ngụ của các hương linh. Khám thờ giống như một ngôi nhà nhỏ để các vị Thần Thánh, linh hồn người thân ngự xuống. Ngoài ra, với hình dáng và hoa văn cầu kì, đây cũng là tác phẩm nghệ thuật kì công. Thể hiện giá trị tâm linh cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi thời kì. Lưu giữ nét văn hóa dân tộc đến nhiều thế hệ sau.
Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người việt chưa bao giờ bị phai nhạt. Trong các không gian thờ cúng, mỗi một đồ vật đều có ý nghĩa riêng, Khám thờ cũng vậy. Như đã nói ở trên đây là nơi để các linh hồn người thân, Thần Thánh ngự xuống. Sử dụng Khám thờ trên ban thờ, thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn của con cháu tới ông bà tổ tiên mình.
Ngoài ra, Khám thờ cũng là vật lưu giữ nét độc đáo của nghệ thuật truyền thống. Đơn cử, Khám ở đền Bà Tấm mang nhiều dáng dấp của kiến trúc nhà Mạc. Mặt trước của khám được bổ của bức bàn, với y môn chạm rồng chầu hoa cúc. Đây là những con rồng mang phong cách Mạc rõ rệt. Mặt sau của thân khám phần trên bổ ba ô nằm ngang, hai ô đầu chạm hoa cúc cách điệu, ô giữa chạm rồng trong khung tròn. Rồng phảng phất phong cách của rồng thời Lê sơ. Có thể thấy, ngoài giá trị nghệ thuật của thời kì, chiếc Khám còn có ý nghĩa cho việc nghiên cứu về kiến trúc thời Mạc.
Vị trí đặt Khám thờ trên ban thờ
Khám được đặt nằm ở vị trí chính giữa của ban thờ gia tiên, được dân gian truyền lại ví như nóc của một ngôi nhà. Bao bọc bảo vệ con cháu trong nhà. Việc bài trí Khám thờ trên bàn thờ gia tiên còn là một cách thể hiện được lòng biết ơn, kính trọng, hiếu kính của con cái tới ông bà tổ tiên, kế tục và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp.

Kích thước nào hợp phong thủy cho Khám thờ
Kích thước của Khám thờ sẽ tùy thuộc theo kích thước của không gian thờ (nơi đặt Khám). Sau khi đo đạc các kích thước cần thiết, chúng tôi sẽ dựa vào thước Lỗ Ban để tính toán kích thước cho phù hợp. Theo thước Lỗ Ban, số đo thuộc các cung tốt sẽ mang phong thủy, vận mệnh tốt.
Thông số sản phẩm
Chất liệu được tin dùng: Gỗ Gụ, Gỗ Hương, Gỗ mít, Gỗ dổi.
Kích thước phong thủy: Liên hệ để được tư vấn.
Màu sắc: Tùy chọn
Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã và chế độ bảo hành.
Họa tiết trang trí đa dạng về họa tiết trang trí tùy vào quy mô của mỗi công trình, có thể trang trí đèn led để tạo thêm sự tôn nghiêm cho động ngũ hổ.
Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ Đồ thờ Nguyễn Tuấn
Cơ sở đồ thờ NGUYỄN TUẤN
ĐT : 0903411797
ĐC : 227 Xóm Rảnh – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Email : dothonguyentuan86@gmail.com
Từ khóa liên quan: khám thờ gỗ, khám thờ, khám thờ sơn son thếp, ngai thờ bằng gỗ mít, ngai sơn giả cổ, khám thờ tượng
Thùy Nguyễn –
Đồ Thờ – Khám Thờ KT004 | Điêu khắc tinh xảo