Trong các ngôi chùa Việt, hai vị này thường tạc to lớn hơn người thường và được bài trí ở tiền tuyến đường, gọi là tượng Khuyến thiện và Trừng ác. Tượng Hộ Pháp – Tiêu Diện Đại Sĩ có thân hình vô cùng lớn to, trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, với sẵn vũ khí để kiểm soát an ninh đạo pháp. Tượng Khuyến thiện thường tô mặt trắng, nét mặt thảnh thơi, đặt bên tay trái bàn độc Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm.
Nguồn gốc về tượng hộ pháp Tiêu diện đại sĩ
Những mẫu tượng hộ pháp được sử dụng ngày nay được bắt nguồn từ câu chuyện hàng nghìn năm trước, kể về hai vị hoàng tử là Thiện Hữu và Ác Hữu. Theo tên gọi dân gian vẫn thường gọi là ông Thiện và ông Ác. Thiện Hữu là vị hoàng tử với tấm lòng vị tha, bao dung và nhân hậu, luôn muốn bảo vệ dân lành. Ngược lại Ác Hữu là biểu tượng cho cái ác, dám đâm mù mắt anh trai mình chỉ để sỡ hữu viên ngọc quý. Sau bao nhiêu khó khăn, Thiện Hữu cũng được sáng mắt, thực hiện được ước nguyện giúp đỡ dân chúng.

Ngày nay, người ta dùng hình tượng Thiện Hữu và Ác Hữu để đại diện cho cái thiện và cái Ác. Mẫu tượng hộ pháp đẹp nổi bật với 2 bức tượng, một hiền lành và một dữ tợn. Một tượng được đặt trong tư thế đứng (hoặc ngồi) trên tay cầm binh khí còn tượng còn lại thì một tay cầm ngọc. Với biểu tượng này, người xưa đã muốn thể hiện một tinh thần đạo đức làm nên giá trị tốt đẹp của mỗi con người “khuyến Thiện – trừng Ác”
Ý nghĩa biểu tượng của tượng Hộ pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác
Hình tượng Hộ pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác trong trang phục của nhà võ với cách tạo hình cùng những yếu tố trang trí trên trang phục, khí giới góp phần tạo ra uy lực, thần lực để biểu dương sức mạnh răn đe bất cứ thế lực nào có ý định xâm phạm sự uy nghiêm của Phật pháp. Trừng Ác khuôn mặt màu đỏ gân guốc, mắt mở to, cơ mặt nổi căng, thế dáng dữ dằn, tay ở thế quyền và cầm pháp khí chắc chắn, các khối được diễn tả gồ ghề sắc cạnh nhằm tạo uy lực, sự răn đe, tư thế sẵn sàng chiến đấu. Khuyến Thiện là tượng có khuôn mặt trắng hồng, khối căng tròn đầy, đường nét mềm mại, pháp khí chỉ cầm hờ nhằm tạo ra sự khoan dung, nhân hậu, khuyến khích điều thiện. Hai kiểu thức đó được kết hợp với nhau trong một không gian chung đã tạo ra một chỉnh thể hài hòa, thống nhất bao gồm hai mặt đối lập tính cương và tính nhu, sự cương quyết, cứng rắn với sự khoan dung từ bi, tính khuyến thiện đi đôi với trừng ác. Dân gian vẫn thường có câu: “To như ông Hộ Pháp” để nói lên dáng vẻ khổng lồ oai vệ của Ngài. Ngoài vẻ nghiêm nghị, cương quyết, tượng còn được thể hiện sức mạnh mang tính siêu nhiên. Đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ để ngăn ngừa tam độc, nhờ đó mà giữ được cái tâm trong sáng và cương quyết như kim cương. Tượng hai vị Hộ pháp hai bên trong tư thế đối lập, trái ngược nhau nhưng lại tương trợ cho nhau, thống nhất hài hòa lẫn nhau, hiển lộ minh triết sâu xa tư tưởng vì sự an bình của Phật giáo Việt Nam. Tượng Khuyến Thiện mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt bên tay trái bàn thờ Phật tay cầm viên ngọc thiện tâm. Tượng ngồi trên lưng sư tử, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ. Vì chỉ có trí tuệ sáng suốt và cái tâm thanh tịnh thì mới loại trừ được ác nghiệp. Đó cũng là chân lý để đi tìm con đường giải thoát, mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn. Hình tượng sư tử là một con vật dữ tợn, có sức mạnh, có trí tuệ đã phải quy phục, quỳ nâng đỡ các vị thần. Qua đó muốn nói lên ý nghĩa: Sức mạnh và uy lực của Phật giáo đã thu phục, chế ngự được mọi sức mạnh vật chất khác. Ngoài nhiệm vụ răn dạy con người tránh ác, hành thiện, bộ tượng còn mang ý nghĩa biểu trưng về sự đối lập thiện – ác, sáng – tối trong cuộc sống cũng như trong bản thân mỗi con người. Quan trọng là khuyến khích con người hướng tới tính thiện sẵn có trong tâm.
Việc phóng to kích thước tỉ lệ tượng trong một không gian nhỏ, thấp như ở chùa đã tạo được hiệu quả về sự to lớn của hình tượng hơn thực tế. Do vậy, tượng rất thành công trong việc tạo ấn tượng về tính áp chế, răn đe, phù hợp với chức năng của bộ tượng làm nhiệm vụ bảo vệ, hộ trì Phật pháp. Thủ pháp nhân thêm sức mạnh cho Hộ pháp bằng sự phối hợp với hình tượng to lớn, dữ dằn của vật cưỡi là con sư tử đã phát huy được tác dụng.
Nghệ thuật tôn trí tượng chùa Bắc Bộ nói chung và bộ tượng Khuyến Thiện – Trừng Ác nói riêng thường tuân theo những nguyên tắc nhất định dựa trên chức năng các tượng để tạo thành một hệ thống, nhằm chuyển tải ý tưởng về sự giải thoát hướng tới Niết bàn của nhà Phật. Điều đó không chỉ được thể hiện trong cách bài trí từng pho tượng trong nội thất mà còn là sự ăn nhập với tổng thể không gian ngoại thất, ánh sáng, cây cỏ… làm tăng lên giá trị tư tưởng Phật giáo. Qua cửa tam quan, mang ý nghĩa là ba quan điểm triết lý của Phật giáo: Không quan: Tức cái không (vô thường); Hữu quan: Tức có cái sắc (giả tướng); Trung quan: Trung đạo. Còn gọi là trung giải thoát môn: Không; vô tướng, vô nguyện (tác). Như vậy, chúng ta đến với chùa, khi bước chân qua tam quan, tâm hồn của mỗi con người đã trở nên thanh tịnh. Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện, ba kiến trúc quan trọng nhất, nơi thể hiện rõ triết lý của nhà Phật. Tiền đường nơi đặt các bộ tượng: Hộ pháp, Bát Bộ Kim Cương với tính chất bảo vệ, trấn trừ. Tượng Thập Điện Diêm Vương tượng trưng cho tầng địa ngục phán xét, luận tội, trừng phạt đối với con người sau khi chết. Tượng Thánh Tăng, Đức Ông cùng với bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác tượng trưng cho việc giáo hóa chúng sinh ở Trần Gian. Thiêu Hương với hệ thống tượng đại diện cho tầng trời: Tượng Ngọc Hoàng, Thích Ca Đản sanh, xung quanh có hộ pháp Tứ Thiên Vương hay Phạm Thiên, Đế Thích. Cao nhất là tòa Thượng Điện tượng trưng cho cõi Niết bàn với hệ thống tượng Phật, tượng Bồ tát… cùng các tượng hộ pháp như Vi Đà, Thiên Lý Nhãn – Thiên Lý Nhĩ…Các tượng này được tôn trí thành nhiều lớp không gian khác nhau tạo thành chiều sâu từ thấp lên cao, cùng với ánh sáng yếu tự nhiên hắt qua các ván gió kết hợp với ánh sáng của đèn, nến làm cho không gian trong chính điện thường lung linh huyền ảo, tăng thêm sự linh thiêng trong không gian thờ tự.
Có thể nói, Hộ Pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác một sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Tách ra từ tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng vừa có điểm chung vừa có điểm riêng. Đó là trang phục tương đồng, hoạ tiết trang trí, cách bố cục các hoạ tiết, kiểu mũ, áo, giầy, pháp khí…Tuy nhiên, việc phóng to kích thước, đặt trên sư tử, nhân hóa các mô típ trang trí hoa lá, hiện tượng tự nhiên, cùng sự biểu cảm của khuôn mặt, phù hợp với chức năng của tượng tại tòa Tiền đường đã tạo được giá trị sáng tạo riêng của tượng Hộ pháp Việt Nam.
Bộ tượng đã góp phần hoàn thiện hệ thống tượng chùa Việt Nam, đặc biệt là từ thế kỷ XIX cho đến nay. Không chỉ sáng tạo, mang giá trị của tượng Phật giáo Việt Nam, tượng hai vị Hộ pháp uy nghi còn cho chúng ta thấy ý nghĩa minh triết của Phật giáo. “Khuyến Thiện – Trừng Ác” tạo nên cặp phạm trù có giá trị mang tính quy luật. Hai vị Hộ pháp tuy đối lập, trái ngược nhau, song lại thống nhất, hỗ trợ nhau không thể tách rời. Xét đến cùng biểu tượng Hộ pháp Khuyến Thiện – Trừng Ác trong không gian chùa Việt muốn chuyển tải ý nghĩa, mục đích tốt đẹp vì con người và do con người, luôn hướng con người thoát khỏi mọi khổ đau, để hưởng an vui.
Dùng mẫu tượng hộ pháp để làm gì?
Đối với những tín đồ tôn giáo đặc biệt là đạo Phật sẽ không còn cảm thấy xa lạ với hình ảnh hai vị thần này đứng ở hai bên cổng chùa. Sỡ dĩ, chúng được sử dụng rộng rãi ở cổng chùa với mục đích trở thành hộ pháp đắc lực cho nhà Phật, giúp chúng sinh cứu khổ cứu nạn.
Trong kinh Phật, các vị thần hộ pháp được gọi chung là tôn thiên bồ tát, vi đà hộ pháp hay vi đà bồ tát. Ngoài việc sử dụng đặt để ở cổng chùa, mẫu tượng hộ pháp bằng gỗ còn được sử dụng ở hai bên của thư viện – nơi lưu giữ sách hay đại hùng bảo điện. Một số tượng hộ pháp nhỏ còn được sử dụng trong không gian thờ cúng gia tiên thông thường để bảo vệ gia đình.
Cách thờ tượng Phật Hộ Pháp trong nhà
Đối với những ngôi nhà có lối kiến trúc truyền thống, bàn thờ Phật Hộ Pháp sẽ được cố định tại chính trung tâm của ngôi nhà. Ngay khi đặt chân vào cửa chính, bạn có thể dễ dàng thấy bàn thờ cũng như nơi tiếp khách của gia chủ. Đây chính là hình ảnh quen thuộc đối với người Việt chúng ta. Riêng đối với những căn nhà hiện đại hơn trên thành phố thì vị trí lập bàn thờ tượng Hộ Pháp cũng có sự khác biệt.
Thường thì gia chủ sẽ không gian thờ riêng biệt mang đến sự thanh tịnh và thiêng liêng, gia chủ sẽ lập bàn thờ tại phòng riêng để thờ trên sân thượng. Vị trí đặt bàn thờ cũng cần có độ cao thích hợp để mọi người đều có thể thể hiện được cái tâm và sự thành kính đối với thần Phật. Theo nhiều quan niệm, phía trên bàn thờ là nóc nhà tức là bầu trời. Do đó, bạn không nên chọn gian phòng có các phòng khác đè lên.
Phía trước bàn thờ phải là một không gian sang trọng để tỏ lòng kính Phật. Sau bàn thờ nên là một thành tường vững chắc. Đây là cách đặt tượng Hộ Pháp lên bàn thờ để tâm cung kính được phát sinh và thiện căn cũng theo đó mà được sinh ra.
Thông số sản phẩm
Chất liệu được tin dùng:
- Gỗ Gụ, Gỗ Hương, Gỗ mít, Gỗ dổi.
- Tượng thổ.
Kích thước phong thủy: Liên hệ để được tư vấn.
Màu sắc: Sơn son thếp vàng/bạc.
- Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã và chế độ bảo hành.
Từ khóa liên quan: tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng quan âm nghìn tay nghìn mắt, tượng quan âm, tượng quan âm bồ tát, tượng phật tuyết sương
Nhã Hân –
Tượng Hộ Pháp THP003 | Chất lượng xuất sắc luôn shop, giá quá ổn luôn