Phật Bà Quan Âm thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để cứu độ chúng sinh qua thiên tai, quỷ dữ, chiến tranh,… Thờ Phật Quan Âm tại nhà không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Tượng Quan Âm Bồ Tát QABT002 tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ, lạc quan và tấm lòng từ bi nhân hậu.
Ý nghĩa phong thủy của tượng Quan Âm Bồ Tát mà bạn cần biết
Tượng Quan Âm Bồ Tát mang ý nghĩa phong thủy may mắn và tốt lành. Trưng bày tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trong nhà đúng cách sẽ mang đến tác dụng hóa giải nạn tai, mang đến bình an cho gia chủ. Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy còn cho rằng, thờ tượng Phật Quan Âm Bồ Tát tại gia sẽ mang đến yên vui cho gia đạo và giúp các thành viên trong gia đình gặp may mắn trên đường công danh, sự nghiệp.
Tượng Quan Âm Bồ Tát trong Phật Giáo đại chúng mang một hình tượng tốt đẹp với ý nghĩa khuyên dạy người Phật tử sống bằng tấm lòng từ bi, hỷ xả, thức tính con người. Tương truyền, đức Bồ Tát là vị Phật từ bi, cứu rỗi chúng sanh và ở bên phù hộ cho họ mỗi khi người Phật tử gặp hoạn nạn, khó khăn, dẫn lối con người đến với chánh đạo.
Hình ảnh tượng Quan Âm Bồ Tát hay Phật Bà Quan Âm trong văn hóa Phật Giáo Việt Nam được tôn tạo với nét mặt hiền lành, dễ chịu. Bên cạnh đó, trên tay đức Bồ Tát là cành dương liễu và bình nước cam lồ, biểu tượng cho lòng nhẫn nhục nhu tuyến.
Trên tay bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, đức Phật dùng cành dương liễu tưới mát nhân gian, cứu khổ chúng sanh với lòng từ bi bác ái chính là hình ảnh từ lâu đã in sâu trong tâm trí người Phật tử. Đồng thời, việc thờ phụng tượng Quan Âm Bồ Tát còn mang ý nghĩa khuyên dạy con người sống từ bi, hỷ xả và soi sáng con người đến với Phật Pháp.

Dù là đạo hữu Phật tử hay người dân bình thường không thường xuyên đến chùa, cũng thờ tượng Quán Âm Bồ Tát. Vì hình tượng ngài đã ăn sâu trong tâm khảm của mỗi người về hình ảnh một người mẹ tự bi, phổ độ chúng sanh. Thờ tượng ngài mang đến cho gia đình chúng ta sự an vui, êm ấm.
Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát thường hay cứu vớt người gặp nạn, mang lại sự may mắn cho gia đạo, trong mọi việc của cuộc sống như sức khỏe, con cái, công việc,…
Mỗi lần niệm danh hiệu ngài và nhìn vào tượng Ngài, chúng ta sẽ tự nhắc nhớ bản thân tu theo hạnh nhẫn nhục của Ngài, hướng đến điều thiện. Rèn tâm từ bi, tu tâm tích đức, sống đời thanh tịnh.
Nền văn hóa Phật Giáo Việt Nam, từ khi ra đời đã và đang phát triển rực rỡ với nhiều hình ảnh biểu tượng và có ý nghĩa to lớn với sự hình thành văn hóa dân gian. Đặc biệt là tượng Quan Âm Bồ Tát, một hình tượng gắn liền với ý nghĩa của điềm lành, của sự từ bi bác ái đồng thời là hình ảnh tiêu biểu cho nên mỹ thuật Phật Giáo Việt Nam. Tượng Quan Âm Bồ Tát từ lâu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc được thờ phụng trong các đền, chùa hay tại tư gia với mục đích thể hiện tấm lòng của người Phật tử với Phật Pháp cũng như soi sáng họ trên con đường tu hành.
Phật bà Quan Âm – Quán thế âm Bồ Tát
Từ hàng ngàn năm nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm trong trang phục trắng muốt với khuôn mặt hiền từ như mẹ hiền đang đứng trên đài sen, một tay cầm nhành liễu, một tay bưng cam lồ đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung. Dù đi đâu, đến bất kỳ ngôi chùa nào chúng ta đều có thể bắt gặp hình tượng này.
Bởi hình tướng như vậy, nên người dân Việt Nam vẫn thường hay gọi Ngài là Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Quan Âm, gọi một cách rất tôn kính và gần gũi.
Phật Bà Quan Âm mà chúng ta hay gọi đó chính là Bồ Tát Quán Thế Âm, là một trong hai vị Đại Bồ Tát (cùng Bồ Tát Đại Thế Chí) đứng ở hai bên của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói, Ngài có duyên rất sâu dày với chúng sinh ở cõi Ta Bà, do vậy, ở trong thế giới Ta Bà, nếu có bất kỳ người nào bị đau khổ bức bách hoặc bị tù lao vây hãm hoặc gặp điều khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần chí tâm xưng niệm danh hiêu của Ngài “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” thì Ngài sẽ tuỳ cơ mà ứng hoá thân tướng để cứu độ chúng sanh.
Bộ kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm rõ ràng nhất là phẩm “Phổ Môn” trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” (hay kinh Pháp Hoa). Chúng ta có thể đọc tụng phẩm kinh này để hiểu rõ hơn hạnh nguyện của Ngài và có thể nương vào đó để tu hành theo Quán Thế Âm Bồ Tát.
Trong danh hiệu Quán Thế Âm, thì “Quán” nghĩa là quán sát, quán xét, xem xét; “thế” là thế gian, “âm” là âm thanh. Danh hiệu này cho ta thấy hạnh nguyện của Ngài là luôn quán xét những âm thanh ở thế gian, quán sát những sự đau khổ trong thể gian, chỉ cần chúng sanh hướng về Ngài, hết lòng quy kính và xưng niệm danh hiệu Ngài thì đều được Ngài đến độ thoát.
Những mẩu chuyện về sự cảm ứng thù thắng với ngài Quán Thế Âm từ xưa đến nay rất nhiều, các bậc đại đức tổ sư cũng kể rất nhiều cho chúng ta, chúng ta có thể tìm trên internet để xem thêm.
Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho sự từ bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Vì thế mở rộng tâm địa từ bi là điều đầu tiên mà bất kỳ ai bước vào cửa Phật đều phải nên thực hiện. Bất cứ ai tu hành theo những hạnh nguyện của ngài, từ bi như Ngài, cứu giúp chúng sinh như Ngài thì đều gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát. Chỉ cần chân thật thực hiện theo những lợi dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ dễ dàng nhận được cảm ứng của Ngài gia trì.
Thờ Tượng Quan Âm Bồ Tát
Ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt là khu vực Miền Nam, rất nhiều nhà thờ tượng Quan Âm Bồ Tát, với mong muốn luôn được Ngài che chở trong cuộc sống cũng như trong công việc làm ăn, phụng sự chúng sinh.
Thế nhưng, cần phải hiểu rõ việc thờ tượng Quan Âm Bồ Tát thì mới thực sự đạt được lợi ích chân thật.
Khi chúng ta thờ hình tượng Quan Âm Bồ Tát (tượng Phật Bà Quan Âm), mỗi ngày chúng ta chiêm bái, chính là để nhắc nhở chúng ta về các hạnh nguyện của Ngài, không phải mỗi ngày chúng ta cầu Ngài gia trì cho làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức. Phật Bồ Tát không bao giờ giúp chúng ta tăng trưởng tâm tham lam, ngạo mạn. Vì vậy, khi chúng ta thờ tượng Quan Âm Bồ Tát, là mỗi ngày chúng ta nhớ phải thực hành tâm từ bi, thực hành việc cứu khổ cứu nạn của Ngài. Khi mỗi ngày chúng ta đều nhớ được việc cứu giúp những người nguy cấp, cứu giúp những người khổ nạn thì tin chắc rằng, nếu sau này chúng ta bị khổ nạn thì rất dễ được Bồ Tát Quán Thế Âm cảm ứng gia trì.
Một số điểm cần hiểu
Đồ tâm linh bằng gỗ như đồ thờ bằng gỗ, tượng Phật gỗ hay vòng gỗ vốn là những vật phẩm được ưa chuộng hàng ngàn năm nay. Đây là những sản phẩm phổ biến do nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên nhưng lại đòi hỏi công sức chế tác rất lớn.
Về cơ bản, nhờ đặc tính của gỗ là rất mềm nên các nghệ nhân có thể dễ điêu khắc tượng, chế tác đồ thờ hay làm chuỗi vòng gỗ rất dễ dàng, miễn là khối gỗ đủ thể tích. Tuy nhiên, đó cũng là vấn đề của gỗ. Vì gỗ tươi vốn có độ ẩm cho nên trước khi thực hiện, họ đều phải dùng nhiều cách để cho gỗ đạt được độ cứng ổn định, tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết
Độ bền và tính thẩm mỹ của các sản phẩm làm từ gỗ như Tượng Phật, đồ thờ gỗ hay các đồ tâm linh khác ngày nay đã được nâng cao hơn rất nhiều so với thời xưa nhờ sự kế thừa khoa học công nghệ. Việc áp dụng công nghệ sấy gỗ ngay từ khi khai thác đã giúp cho gỗ đạt được độ ổn định, đồng thời công nghệ phủ nano, sơn nano bề mặt đã giúp cho các sản phẩm trở nên mịn màng tinh xảo hơn.
Phật dạy chúng ta công đức lưu chuyển tượng Phật rất lớn, vì đó chính là việc biểu pháp và gieo duyên Phật pháp với chúng sinh. Tuy nhiên, do giá thành các pho tượng Phật bằng gỗ hay đồ thờ gỗ tương đối cao, nếu chúng ta không đủ năng lực tài chính thì cũng không nên cưỡng cầu để thỉnh. Thay vì thế. chúng ta nên chọn tượng Phật bằng composit hoặc bằng bột đá, sẽ tốt hơn.
Thông số sản phẩm:
Chất liệu được tin dùng:
- Gỗ Gụ, Gỗ Hương, Gỗ mít, Gỗ dổi.
- Tượng thổ.
Kích thước phong thủy: Liên hệ để được tư vấn.
Màu sắc: Sơn son thếp vàng/bạc.
- Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã và chế độ bảo hành.
Từ khóa liên quan: tượng đức thánh hiền, địa tạng vương bồ tát, địa tạng vương bồ tát, tượng địa tạng vương bồ tát, tượng địa tạng, tượng phật tổ tây
Nguyễn Mạnh –
Tượng Quan Âm Bồ Tát QABT002 | Sản phẩm rất đẹp, rất chất lượng, đúng với yêu cầu của mình