Từ hàng ngàn năm nay, hình tượng Quan Âm Bồ Tát trong trang phục trắng muốt với khuôn mặt hiền từ như mẹ hiền đang đứng trên đài sen, một tay cầm nhành liễu, một tay bưng cam lồ đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung. Dù đi đâu, đến bất kỳ ngôi chùa nào chúng ta đều có thể bắt gặp hình tượng này.
Bởi hình tướng như vậy, nên người dân Việt Nam vẫn thường hay gọi Ngài là Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Quan Âm, gọi một cách rất tôn kính và gần gũi.
Quan âm Bồ Tát là ai?
Phật Bà Quan Âm mà chúng ta hay gọi đó chính là Bồ Tát Quán Thế Âm, là một trong hai vị Đại Bồ Tát (cùng Bồ Tát Đại Thế Chí) đứng ở hai bên của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói, Ngài có duyên rất sâu dày với chúng sinh ở cõi Ta Bà, do vậy, ở trong thế giới Ta Bà, nếu có bất kỳ người nào bị đau khổ bức bách hoặc bị tù lao vây hãm hoặc gặp điều khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần chí tâm xưng niệm danh hiêu của Ngài “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” thì Ngài sẽ tuỳ cơ mà ứng hoá thân tướng để cứu độ chúng sanh.
Bộ kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm rõ ràng nhất là phẩm “Phổ Môn” trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” (hay kinh Pháp Hoa). Chúng ta có thể đọc tụng phẩm kinh này để hiểu rõ hơn hạnh nguyện của Ngài và có thể nương vào đó để tu hành theo Quan Âm Bồ Tát.
Trong danh hiệu Quán Thế Âm, thì “Quán” nghĩa là quán sát, quán xét, xem xét; “thế” là thế gian, “âm” là âm thanh. Danh hiệu này cho ta thấy hạnh nguyện của Ngài là luôn quán xét những âm thanh ở thế gian, quán sát những sự đau khổ trong thể gian, chỉ cần chúng sanh hướng về Ngài, hết lòng quy kính và xưng niệm danh hiệu Ngài thì đều được Ngài đến độ thoát.
Những mẩu chuyện về sự cảm ứng thù thắng với ngài Quán Thế Âm từ xưa đến nay rất nhiều, các bậc đại đức tổ sư cũng kể rất nhiều cho chúng ta, chúng ta có thể tìm trên internet để xem thêm.
Trong nhà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu thị cho sự từ bi. Chúng ta thường nghe nhà Phật lấy từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa. Vì thế mở rộng tâm địa từ bi là điều đầu tiên mà bất kỳ ai bước vào cửa Phật đều phải nên thực hiện. Bất cứ ai tu hành theo những hạnh nguyện của ngài, từ bi như Ngài, cứu giúp chúng sinh như Ngài thì đều gọi là Quan Âm Bồ Tát. Chỉ cần chân thật thực hiện theo những lợi dạy của Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ dễ dàng nhận được cảm ứng của Ngài gia trì.

Thờ Tượng Quan Âm Bồ Tát
Ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt là khu vực Miền Nam, rất nhiều nhà thờ tượng Quan Âm Bồ Tát, với mong muốn luôn được Ngài che chở trong cuộc sống cũng như trong công việc làm ăn, phụng sự chúng sinh.
Thế nhưng, cần phải hiểu rõ việc thờ tượng Quan Âm Bồ Tát thì mới thực sự đạt được lợi ích chân thật.
Khi chúng ta thờ hình tượng Quan Âm Bồ Tát (tượng Phật Bà Quan Âm), mỗi ngày chúng ta chiêm bái, chính là để nhắc nhở chúng ta về các hạnh nguyện của Ngài, không phải mỗi ngày chúng ta cầu Ngài gia trì cho làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức. Phật Bồ Tát không bao giờ giúp chúng ta tăng trưởng tâm tham lam, ngạo mạn. Vì vậy, khi chúng ta thờ tượng Quan Âm Bồ Tát, là mỗi ngày chúng ta nhớ phải thực hành tâm từ bi, thực hành việc cứu khổ cứu nạn của Ngài. Khi mỗi ngày chúng ta đều nhớ được việc cứu giúp những người nguy cấp, cứu giúp những người khổ nạn thì tin chắc rằng, nếu sau này chúng ta bị khổ nạn thì rất dễ được Bồ Tát Quán Thế Âm cảm ứng gia trì.
Ý nghĩa thờ tượng Quan âm Bồ Tát
Hầu hết những người thờ Quan Thế Âm bồ tát đều muốn chiêm bái vị Bồ Tát để có sự an yên tự tại, sự lương thiện. Ngoài ra họ cũng mong muốn được may mắn, sức khỏe, hạnh phúc ấm no.
Hiện nay việc thờ Quan Thế Âm bồ tát tại gia được gia chủ khắc họa vị Quan Âm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: hình thờ Phật Bà Quan Âm, tranh thờ Mẹ Quan Âm, tượng thờ Quan Âm Bồ Tát… Và dù là chất liệu gì cũng quan trọng nhất là chữ tâm hướng tới Ngài và sự tu sửa thân tâm khẩu ý trong đời trời. Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ mang lại sự an yên trong gia đình.
Có thể nói thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống, thể hiện sự hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp của con người. Đó còn thể hiện niềm tin vào thân linh che chở phù hộ cho gia đình. Đồng thời giúp gia đình hướng tới những điều đúng đắn, tránh những sai phạm trong cuộc sống.
Thông số sản phẩm:
Chất liệu được tin dùng:
- Gỗ Gụ, Gỗ Hương, Gỗ mít, Gỗ dổi.
- Tượng thổ.
Kích thước phong thủy: Liên hệ để được tư vấn.
Màu sắc: Sơn son thếp vàng/bạc.
- Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã và chế độ bảo hành.
Đối với gia chủ đang tìm hiểu cách thờ Phật Mẹ Quan Âm thì không thể không chú ý đến các ngày vía Quan Âm. Đó là các ngày 12/2 âm lịch, ngày 19/6 âm lịch, ngày 19/9 âm lịch. Những ngày này có ý nghĩa lần lượt là ngày sinh của Quán Thế Âm Bồ Tát , ngày Phật Bà Quan Thế Âm xuất gia và ngày Quan Âm Bồ Tát thành Phật.
Từ khóa liên quan: tượng đức thánh hiền, địa tạng vương bồ tát, địa tạng vương bồ tát, tượng địa tạng vương bồ tát, tượng địa tạng, tượng phật tổ tây
Lý Thị Hoa –
Tượng Quan Âm Bồ Tát QABT001 | Rất đẹp, rất sang trọng, shop đóng gói rất kỹ tượng khá hoàn hảo sắc nét nói chung rất hài lòng