Thờ cúng tượng Quan Âm đã xuất hiện trong xã hội người Việt từ rất lâu, nhưng từ thế kỷ XVI tượng Quan âm ngàn tay ngàn mắt mới bắt đầu xuất hiện và dần dần được thờ cúng trong các chùa của người Việt. Nhờ vậy người dân đã cúng tiến vào chùa những pho tượng Quan Âm nhiều tay. Tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt thường được thể hiện ngồi trên đài sen có chạm khắc tinh xảo, phong thái sống động. Dưới đài sen là bệ tượng với các tầng trang trí hoa văn chạm nổi hình các con vật linh như rồng, hổ phù… Bên cạnh có trang trí hình hoa lá, song nước cũng được biểu đạt khá nhiều với những nét chạm phóng khoáng, tự do như có cá tính. Có thể nói nghệ thuật chạm khắc tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt được các nghệ nhân thể hiện cái riêng của mỗi người đã chìm lẫn trong các hình tượng Thần/Phật và được nuôi dưỡng bởi tinh thần cộng đồng làng xã của người Việt xưa.
Hình ảnh tượng Quan Âm ngàn mắt ngàn tay
Tượng Quan Âm ngàn mắt ngàn tay ngồi trên một bông sen với những cánh tay nối vào nhau. Trong sự cân xứng đã biểu thị rất hai hòa, 946 cánh tay to nhỏ, có thể được coi như một sự trang trí rất trừu tượng và đầy ý nghĩa.
Phía sau lưng tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt là một biểu trưng như vòng sáng của ánh hào quang. Trên đó là những bàn tay nhỏ được xếp thành 14 lớp. Các bàn tay xếp các nhau một khoảng nhất định. Trong mỗi bàn tay gắn một con mắt, khiến cho tượng Phật bà Quan âm ngàn tay ngàn mắt không chỉ là một mặt phẳng đơn điệu, mà tạo nên nhiều lớp không gian ảo khác nhau. Các lớp tay gắn trên mặt phẳng có kích thước không đều nhau làm nền cho pho tượng quan Âm ngàn tay ngàn mắt.
Tòa sen:
Tòa sen gồm các cánh sen xếp thành ba lớp. Tòa sen được liên kết của những cánh sen tạo thành một phần của khối hình cầu.
Mỗi tầng đều có ý nghĩa riêng, tương ứng với các cõi. Từ tòa sen trở lên là vô sắc giới, nơi có các thiên thần. Từ tòa sen trở xuống là sắc giới, chốn nhân gian con người. Xuống nữa là dục giới chứa đựng những ham muốn, dục vọng của loài ma quỷ. Hình ảnh tòa sen nổi trên biển thể hiện sự phổ độ rộng khắp của Phật pháp. Từ đài sen trở lên mọi thứ đều sáng tươi, từ đài sen trở xuống thì tăm tối.
Tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt
Tượng Phật Bà Quan Âm ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bênh trên mặt biển.
Đường nét trong thể hiện chi tiết tượng góp một phần quan trong trong kết cấu tượng. Nếp áo thường được thể hiện là những nếp áo chảy dọc xuống cơ thể. Các nếp áo được điêu khắc với các đường hướng đưa lên, đưa xuống của nhịp các cánh tay. Nút buộc con ro ở ngực, hướng ngang của đôi chân đã làm cho không gian của tượng không còn bó hẹp. Giúp hình tượng Quan âm ngàn tay ngàn mắt vừa trở nên thân quen và vừa trang nghiêm.
Khuôn mặt tượng Quan Âm ngàn tay ngàn mắt vẫn là khuôn mặt của người phụ nữ dịu hiền. Các khối đầy đặn với tổng thể của các nét cong xuống. Mắt nhằm hờ, nhìn xuống, miệng hơi mím, long mày cong, dái tai chảy dài theo chiều đi xuống… tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, thân quen.
Nhìn tổng thể có thể thấy một pho tượng Quan âm ngàn tay ngàn mắt là sự tổng hợp của phần lớn các khối hình như cánh sen, họa tiết trang trí, đài sen, khối tròn của các cánh tay lớn, khuôn mặt, con quỷ đội tòa sen… kết hợp với các đường dọc của nếp áo, gấp khúc của các cánh tay, sự chồng lớp lan tỏa của các bàn tay trong hình lá đề, các khối hình vuông của bệ tượng đã tạo cho một pho tượng Phật bà Quan Âm nghệ thuật. Tạo không gian tĩnh tại cửa chùa.
Nguyen Huy –
Tượng Quan Âm Ngàn Tay Ngàn Mắt | Điêu khắc thủ công tỉ mỉ