Trong không gian thờ, ngoài bàn thờ gia tiên là vật không thể thiếu thì khám tượng – khám thờ được coi là nơi tọa lạc của các vị thần. Chính vì thế, sự xuất hiện của chúng trong không gian thờ mang tính tâm linh cao, làm tăng thêm ý nghĩa thâm nghiêm của thần. Cùng tìm hiểu những mẫu khám thờ đẹp có cấu tạo kết cấu thế nào để hiểu hơn ý nghĩa văn hóa truyền thống Việt.
Nguồn gốc khám tượng – khám thờ
Khám tượng – khám thờ được biết rằng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ở Việt Nam, loại đồ thờ này xuất hiện vào thế kỷ XVI, có tên là khám thờ Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy. Tiếp đến là khám thờ ở chùa bà Tấm và ở Văn Miếu. Tồn tại đến ngày nay, có những mẫu khám thờ với nhiều hình dạng khác nhau như chùa Bút Pháp, đền Lạch Bạng, nhiều ngôi đền khác thuộc Ba Vì,…nhất là các điện thờ như điện Mẫu.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chuyên về kiến trúc khác lại cho rằng khám thờ được xuất phát từ các “am thờ” trong kiến trúc. Bằng chứng là một bộ phận trong các ngôi đình xưa được thiết kế hình chữ nhật, nơi thờ được thực hiện trên sàn cao nối từ phần cột cái phía trong của gian giữa vào tới cột quân. Dựa vào hình thức và chức năng của chúng, người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh cái khám. Mỗi nơi thờ thời xưa như thế này đều được bưng kín, có ngai và một số bài vị tương ứng,…
Một khám tượng – khám thờ đẹp được xem là một ngôi nhà nhỏ, chứa đựng sự linh thiêng, một tinh thần thánh thiện cao viễn, cũng là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật.
Thiết kế của những mẫu khám tượng – khám thờ đẹp cổ xưa
Thời xưa xuất hiện nhiều mẫu khám tượng – khám thờ đẹp khác nhau, mỗi khám là một tác phẩm nghệ thuật được các nghệ nhân kì công chạm khắc. Dưới đây là một số mẫu khám tượng – khám thờ cổ xưa còn lưu giữ đến ngày nay, cùng tìm hiểu những khám thờ này có đặc điểm gì khác so với mẫu khám hiện đại.
Khám thờ ở chùa Thầy nhìn bề ngoài giống như một quả lôi, được đặt cân xứng với bốn đường diềm khiến kết cấu bao quanh mang hình dáng trái bầu. Trung tâm là một búp sen, nhìn từ đỉnh chạy xuống là hệ thống bốn mái mui luyện với diềm lá sỏi. Diềm mái được kéo thẳng, dưới mái là chuỗi ván bưng đứng, từng cặp đầu xà kết với nhau theo mộng ngoàm, chạm thành hình đầu rồng. Dưới sự tàn phá của thời gian, một số bộ phận của khám thờ ở chùa Thầy có thể được thay thế nên chúng không còn cân xứng như thời trước.
Khám ở đền Bà lại mang dáng dấp của kiến trúc với 4 mái kiểu mui luyện, các cột góc khá cao và cũng đội hệ thống xà đai đấu cùng ba chạc. Chúng mang đậm phong cách Mạc, được thiết kế với mặt trước bổ của bức bàn, áo cửa chạm rồng chầu hoa cúc. Ô giữa chạm rồng trong khung tròn (tròi), ngoài lồng khung vuông (đất).
Chiếc khám tượng – khám thờ đẹp lớn nhất được đặt ở đền Đầm. Các nghệ nhân xưa đã phô diễn nghệ thuật chạm khắc đỉnh cao với nhiều đề tài chi tiết ở khắp ba mặt của khám, thể hiện lòng thành kính sâu sắc. Thể hiện qua các lớp rồng chầu và hoa lá cách điệu.
Thiết kế của những mẫu khám thờ đẹp hiện nay
Được lưu giữ và phát triển truyền thống văn hóa trưng bày khám thờ trong không gian gia tiên hiện nay, khám tượng – khám thờ cũng được nhiều gia chủ tìm kiếm. Khám của những thời kỳ sau có nhiều dạng, có cái rất lớn chạm trổ công phu, với mặt trước không chỉ có một y môn và một bộ cửa, mà đôi khi tạo thế tầng tầng lóp lớp như ken nhau, cũng có khám lại được làm hết sức đơn giản, nhỏ bé, được kết hợp bởi mấy tấm ván trơn sơn màu đỏ.
Dù là ở thời đại nào, những mẫu khám tượng – khám thờ đẹp vẫn rất được ưa chuộng. Vì họ tin rằng, không gian trong lòng khám thờ chứa đựng những sức linh nhất định. Thêm vào đó, nhận thức con người càng cởi mở hơn nên đã làm khám. Chúng đi từ nhận thức tâm linh, trở thành một loại hàng hóa trong sinh hoạt tâm linh, cuối cùng là chiếm một phần quan trọng trên bàn thờ gia tiên.
Từ khóa liên quan: ngai thờ bằng gỗ mít, bàn thờ án gian kèm tủ, bàn thờ án gian kèm tủ gỗ, khám thờ tượng
Kiên Nguyễn –
Đồ Thờ – Khám Tượng